Tụi Covid-19 nó làm cho thầy cô không thể đến trường, Covid-19 làm cho các trò hàng ngày ngóng về trường và làm cho các em nhớ bạn nhớ thầy cô da diết...
Để phá vỡ không gian, khoảng cách và xua tan “hai đầu nỗi nhớ” đồng thời thực hiện chủ trương “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các thầy cô giáo từ thầy cô kì cựu sắp về hưu đến các giáo sinh sư phạm mới ra trường đã ngày đêm tìm giải pháp để đưa “con chữ” đến với các em trong thời kì phòng chống Covid.
Đã có nơi, có trường, có thầy cô đã dùng Microsoft Teams để dạy học, nhưng cũng còn nhiều nơi vẫn phải dùng đến Zoom Meeting để tổ chức dạy học online. Do lần đầu các thầy cô mới làm quen với phần mềm Zoom Meeting này nên rất bỡ ngỡ, cộng với đó là tính bảo mật của Zoom Meeting không cao dẫn đến những ngày qua rất nhiều tiết dạy của thầy cô bị “Những kẻ lạ mặt” nhảy vào làm những chuyện rất sốc ảnh hưởng đến tâm lí non trẻ của học sinh và gây bức xúc, ức chế với các thầy cô và cha mẹ của các em.
Cá nhân tôi không khuyến khích các thầy cô dùng phần mềm Zoom để dạy học mà khuyến khích và ủng hộ các thầy cô nên dùng Microsoft Teams để thay thế cho Zoom và tôi bây giờ cũng ít quan tâm đến Zoom, nhưng trước sự “xâm lược của những kẻ lạ mặt” vào trong các tiết dạy của các thầy cô, tôi đã biên soạn video sau để hướng dẫn các thầy cô đang còn phải dùng Zoom Meeting để dạy học những giải pháp nhằm ngăn ngừa các “vị khách không mời mà đến”.
Các thầy cô có thể chia sẻ video này đến các thầy cô khác được biết để cùng thực hiện góp phần làm “sạch” các tiết dạy của mình trên Zoom Meeting.
Các giải pháp ngăn chặn
1. Tránh đặt ID cuộc họp là cố định và luôn đặt ID ngẫu nhiên kèm theo mật khẩu của cuộc họp.
Nhấp vào Chỉnh sửa bên cạnh ID Cuộc họp Cá nhân.
2. Bật tính năng phòng chờ
- Tính năng phòng chờ cho phép giáo viên kiểm soát tất cả mọi người trước khi người tham gia tiết học. Giáo viên là người chủ trì tiết dạy, giáo viên thể cho từng học sinh hoặc giữ tất cả học sinh trong phòng chờ và cho các em vào cùng một lúc.
- Khi giáo viên đặt phòng chờ thì học sinh sau khi đăng nhập không vào học được ngay mà lúc đó sẽ thấy màn hình hiển thị
3. Kiểm soát việc chia sẻ màn hình của học sinh
- Nguyên tắc đầu tiên của Zoom là “Luôn kiểm soát chia sẻ màn hình và chỉ mình tôi được chia sẻ”
- Thiết đặt chia sẻ trước, trong quá trình giảng dạy của giáo viên.
4. Xoá người ra khỏi tiết học
- Không phải là học sinh của lớp
- Vi phạm nội quy lớp học
- Khi học sinh bị xoá thì sẽ không bao giờ quay lại lớp học
- Trước khi xoá có thể đưa học sinh về phòng chờ.
5. Vô hiệu hoá mic, camera của học sinh
- Tắt camera của người học nếu có những biểu hiện gây rối
- Người bị tắt camera không thể bật lại được
6. Ngăn chặn việc chia sẻ và phát tán tài liệu
- Đăng nhập vào Zoom.us với tư cách quản trị viên.
- Điều hướng đến tùy chọn Truyền tệp trên tab Cuộc họp và xác minh rằng cài đặt đã được bật.
- Nếu cài đặt bị tắt, nhấp vào chuyển đổi Trạng thái để bật. Nếu hộp thoại xác minh hiển thị, chọn Bật để xác minh thay đổi.
7. Vô hiệu hoá cuộc họp riêng tư
Zoom có trò chuyện trong cuộc họp để mọi người hoặc người tham gia có thể nhắn tin cho nhau. Hạn chế khả năng trò chuyện của người tham gia với nhau trong khi sự kiện của bạn đang diễn ra và giảm bớt phiền nhiễu. Điều này thực sự là để ngăn chặn bất cứ ai nhận được tin nhắn không mong muốn trong cuộc họp.
8. Vô hiệu hoá việc ghi chú thích, vẽ nghệch ngoặc
Xem chi tiết trong video sau
0 Comments
Đăng nhận xét