- Theo định nghĩa về luỹ thừa: với n là một số tự nhiên ta có: $x^n = \underbrace{x.x.x...x}_{n}$ (n thừa số x nhân với nhau). 
Ví dụ: $2^3 =  2.2.2= 8$.
- Trở lại đề toán nêu trên: Lũy thừa $x^0$ sẽ bao gồm 0 thừa số x nhân với nhau, mà 0 thừa số x nhân với nhau thì kết quả phải bằng 0. 
Vậy vì sao  $x^0 = 1$ ?
Lời giải:
- Xuất phát từ phép chia hai luỹ thừa cùng cơ số, ta có:
$x^m:x^n = x^{m - n}$
- Mặt khác, nếu hai số bằng nhau và khác không thì thương của chúng luôn bằng 1, ví dụ 9 : 9 =1. Áp dụng điều này vào phép chia hai luỹ thừa bằng nhau (và khác 0) ta có:
$$x^m : x^m = 1 $$
$$x^{m - m} = 1 $$
$$x^0 = 1 $$ (đó là điều phải chứng minh)
- Các bạn thấy cách giải thích này có hợp lí không, hãy bình luận vào dưới bài viết nhé !